Học ngành Hospitality ở Úc với cơ hội việc làm rộng mở

Dân Hospitality hay được nghe đồn về một “định kiến” là “Hospitality dễ bỏ xừ ai học chẳng được!”

Vậy, liệu Hospitality có phải là ngành “dễ xơi” như mọi người vẫn hay đồn thổi? Cùng DU HỌC VISAGO đi tìm đáp án nhé!

 #1: Hospitality không phải là ngành khó học

Đây là điều ai cũng có thể nhận ra khi đưa lên bàn cân giữa Hospitality và các ngành khác. Lý thuyết không quá nặng nề, chú trọng áp dụng thực tiễn là một điểm cộng cực to bự dành cho các bạn đã chán ngán việc gạo bài vở suốt 12 năm trời. Kể cả lý thuyết của ngành thì vẫn vừa mang hơi hướm kinh doanh vừa mang tính áp dụng rất cao nên (với một đứa hấp thu thực tế nhanh như tớ) thì bài vở cực-kì-dễ-học. Thực tế chứng minh, có một lần mòe tớ đi chơi với bạn, nó tò mò giáo trình của tớ như thế nào. Sau đó nó chỉ có thể gào rú ầm trời vì cảm thấy bất công khi tớ học quá nhẹ nhàng so với ngành của nó.

Một điều nữa khiến Hospitality trở thành một ngành trông có vẻ “dễ xơi” hơn những ngành khác là khi ra trường, dù lý thuyết của bạn nhẹ nhàng hơn các nhóm ngành khác nhưng bạn lại có cơ hội việc làm siêu-cấp-rộng-mở. Bởi vì kiến thức các bạn được trang bị ngoài những kĩ năng cứng như phục vụ, dọn dẹp, nấu ăn thì trong quá trình đào tạo, Hospitality còn cung cấp cho các bạn bộ kĩ năng mềm không phải ngành nào cũng có nhưng ngành nào cũng cần như kĩ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm hay chỉ đơn giản là sự tinh tế đến từng chi tiết. Với bộ kĩ năng linh hoạt như thế, ngoài nhà hàng – khách sạn, bạn hoàn toàn có thể làm việc cho các bộ phận chăm sóc khách hàng, các công ty tour, sự kiện hay thậm chí là làm việc cho các hãng hàng không nữa đấy!

Đúng kiểu học chơi ăn thật, thành tài không khó nhỉ?

#2: Nhầm

Không nhầm một cách hoàn toàn, nhưng đúng, bạn nhầm rồi.

Bởi vì Hospitality không phải là một ngành dành cho tất cả mọi người.

Vì sao ư?

Vì không phải ai cũng có một tinh thần thép.

Đúng rồi, lần này thì bạn không nhầm đâu. Hospitality là một ngành cần có một “tinh thần thép”. Hoặc không cần là thép, đủ vững để mỗi ngày bạn đều có thể vui vẻ thoải mái giải quyết mọi sự bất ổn cho khách hàng của bạn (và mình thề, số khách cảm thấy ‘bất ổn’ luôn nhiều một cách không thể lí giải nổi đâu) là đủ! Nếu không đủ khả năng, mỗi ngày đi làm của bạn sẽ trở thành một kiếp nạn đày ải vì những sự “không hành không giá nha em”, “em ơi cái này nóng/lạnh quá” hay “thái độ của em là kiểu gì vậy?” đến từ không chỉ một người. Tính sát thương của lời nói không “nhỏ xíu như con kiến” như bạn nghĩ đâu. Nếu bạn là một người không quá thoải mái khi giao tiếp với người khác hay dễ cảm thấy khó chịu với những lời nói ác ý, theo đuổi Hospitality vẫn là có thể, chỉ là sẽ lắm chông gai và cực khổ hơn nhiều.

Hơn thế nữa, các trường dạy Hospitality đều có thể giúp bạn thấm nhuần các kĩ năng nhưng không ai có thể đem lại cái “tâm” khi hành nghề cho bạn. Đây là một giá trị (cực kì quan trọng) để bạn có thể làm việc suôn sẻ và vui vẻ sống với ngành xuyên suốt sự nghiệp. Làm việc trực tiếp với con người, nhiều trường hợp bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho sức khỏe của người khác dù bạn chả hành nghề bác sĩ. Đơn cử như việc không chú ý đến vấn đề dị ứng (một khái niệm vẫn còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng nhan nhản ở bốn phương) cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của khách hàng. Và tất cả những gì có thể ngăn chặn tình huống đó xảy ra (ngoài quy trình làm việc chuẩn mực) chỉ là chữ “tâm” của bạn.

#3: Sự khác biệt giữa Hospitality và Hotel Management

Hotel Management là tập trung vào việc quản lý tất cả các khía cạnh liên quan đến hoạt động của một khách sạn. Nó liên quan đến việc học các kỹ thuật quản lý áp dụng cho quản trị khách sạn, tiếp thị, dọn phòng, bảo trì, phục vụ ăn uống, v.v. Không giống như ngành khách sạn, quản lý khách sạn tập trung vào ngành khách sạn và chức năng của nó. Có nhiều hồ sơ công việc trong quản lý khách sạn và phạm vi nghề nghiệp trong quản lý khách sạn phụ thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và khả năng xử lý các tình huống khó khăn của ứng viên.

Hospitality là tất cả về con người.Hospitality không chỉ giới hạn ở khách sạn mà có thể ở bất cứ đâu. Ngành ‘ Lữ hành và Du lịch ‘ mong muốn thuê các chuyên gia từ khách sạn, trong đó quản lý khách sạn là một nhánh quan trọng. Sinh viên quản lý khách sạn có thể có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn trong lĩnh vực khách sạn so với sinh viên quản lý khách sạn. Trên thực tế, nhiều MNC và một số công ty CNTT lớn hơn thuê các chuyên gia quản lý khách sạn để điều phối việc khách đến, các cuộc họp, ăn uống và khởi hành, trong khi ở cơ sở của họ. Với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và các chiến lược mới nổi trong công nghệ, Hospitality đã mang đến một diện mạo mới cho sự nghiệp khách sạn theo lực lượng lao động thời đại mới.

Chi tiết

Hotel Management

Hospitality

Khu vực làm việc Chỉ quan tâm đến ngành công nghiệp khách sạn và chức năng của nó Một thuật ngữ chung liên quan đến các ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm và đồ uống, du lịch, quản lý sự kiện, v.v.
Các cơ hội nghề nghiệp Chỉ có trong lĩnh vực khách sạn với các công việc như quản lý khách sạn, dọn phòng, v.v. Có sẵn trong các lĩnh vực khác nhau với các công việc như quản lý sòng bạc, quản lý sự kiện, quản lý khu nghỉ dưỡng, v.v.
Thúc đẩy bởi Quản lý hoạt động Quản lý con người
thù lao Mức lương cao chỉ sau khi đạt được nhiều năm kinh nghiệm có liên quan Công việc cấp nhập cảnh cũng được trả lương cao

#4: Cơ hội học Hospitality và làm việc trong ngành Hospitality tại Úc đang rất rộng mở

Gần đây, nhu cầu nhân viên lành nghề trong ngành khách sạn ở Úc rất lớn do ước tính thiếu hụt 50.000 lao động trong lĩnh vực này vào những năm gần đây. Điều này mang lại triển vọng việc làm rộng lớn cho những người có điều kiện và tiềm năng phù hợp. Do đó, có rất nhiều khóa học về Quản lý Khách sạn được cung cấp bởi các tổ chức hàng đầu ở Úc cho sinh viên quốc tế, điều này sẽ cho phép bạn khám phá một thế giới tiềm năng trong lĩnh vực này. Bạn không chỉ tìm hiểu những kiến ​​thức cơ bản về lý thuyết quản lý khách sạn và du lịch đương đại, mà bạn còn có cơ hội thực hành chính sách và lập kế hoạch, tài chính, quản lý bếp khách sạn, v.v.

Hầu hết các sinh viên quốc tế đều quan tâm và lo lắng về tổng chi phí học tập tại Úc do chi phí tăng hàng năm – khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp tích lũy một khoản nợ vay sinh viên khổng lồ. Là một sinh viên quốc tế, bạn nên hiểu tất cả các yêu cầu tài chính để học đại học ở Úc. Về lâu dài, nhìn vào giao diện người dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình này. Chi phí học Quản trị khách sạn và Nhà hàng khách sạn tại Úc cho sinh viên quốc tế là từ AU$ 15,000 đến AU$ 33,000 (USD 11,300 đến USD 24,700) mỗi năm học. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt trung bình ở Úc, khoảng AY$ 18,012 (USD 14,100) mỗi năm.

xem thêm: Tại sao nên chọn du học nghề Úc

#5: DU HỌC ÚC – KHÔNG CHỨNG MINH TÀI CHÍNH – KHÔNG IELTS

Hiện tại chính sách từ Bộ Di trú, Đại sứ quán Úc là không yêu cầu học sinh xin Visa Du học Úc phải nộp giải trình tài chính và có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh). Vì vây đây là cơ hội rộng mở cho bất kỳ em học sinh nào đang mong muốn được học tập tại Úc. Các bạn liên hệ ngay với VISAGO số hotline: 0982 55 67 88 để được tư vấn lộ trình du học hợp lý.

_________________________________________________
𝐃𝐔 𝐇𝐎̣𝐂 𝐕𝐈𝐒𝐀𝐆𝐎
Hà Nội: Tầng 3, Tòa B6A khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy
CN Thái Bình: 141 Lý Bôn, Tp. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
024 628 10 335 – 0928 55 67 88
Email: duhocvisago@gmail.com